Bạn đang có kế hoạch thăm thú bản Tả Phìn mà không biết đi chỗ nào hay làm những gì? Hãy tham khảo một vài chia sẻ về kinh nghiệm du lịch vùng đất này của top10laocai.com nhé!
Đôi nét về bản Tả Phìn Sapa
Tương tự bản Tả Van, bản Tả Phìn là địa điểm tham quan với cảnh quan thiên nhiên rừng núi Tây Bắc, bao quát núi non trùng điệp cùng những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn.
Bản Tả Phìn ở đâu?
Ngôi bản nằm chếch về hướng Đông Bắc, cách khu vực trung tâm của thị trấn Sapa khoảng 12km. Đây là khu vực sinh sống của những dân tộc thiểu số, chủ yếu là người H’mông và Dao đỏ.
Cách đi đến bản Tả Phìn
Để đi đến Tả Phìn, bạn cần xuất phát từ trung tâm thị trấn Sapa và dọc theo tuyến đường quốc lộ 4D. Tiếp đó, bạn rẽ trái là đến khu vực cổng bán vé tham quan và phải đi thêm 7km nữa mới đến đầu bản.
Đường đi bản Tả Phìn Sapa khá nguy hiểm với những đoạn đường quanh co và khúc khuỷu. Do đó, tốt nhất bạn nên thuê xe ôm chở thẳng đến tận đầu bản để tránh lạc đường.
Giá vé tham quan bản Tả Phìn
Hiện tại, vé tham quan Tả Phìn có giá là 20.000 đồng/người, rẻ hơn so với 2 ngôi bản Tả Van và Cát Cát. Ngoài chi phí vào cửa tham quan, bạn có thể mất thêm khoảng từ 1.200.000 VND, bao gồm tiền thuê xe, ăn uống và nghỉ đêm.
Bản Tả Phìn có gì?
Ngoài việc nổi danh nhờ những cảnh sắc núi rừng tươi đẹp, bản Tả Phìn còn là nơi vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều hoạt động thú vị.
Thưởng ngoạn ruộng bậc thang Tả Phìn
Những thửa ruộng bậc thang Tả Phìn có đường cong uyển chuyển, uốn lượn như những dải lụa đào. Vào mùa nước đổ, nước được dẫn vào ruộng, tạo nên những chiếc gương soi trời tuyệt đẹp.
Khám phá hang động Ti Ổ Cẩm
Trong lòng bản Sapa có một hang động bí ẩn nằm sâu dưới lòng đất, gọi là Ti Ổ Cẩm. Hang có chiều cao là 5m và rộng khoảng 3m, với những khối thạch nhũ tuyệt đẹp có tạo hình độc đáo.
Check-in tại tu viện bản Tả Phìn
Tu viện của bản Tả Phìn được khởi công xây dựng vào năm 1942 với nguyên liệu chính là đá ong. Công trình gồm một căn nhà ngang hướng về phía Tây, một cầu thang nhỏ và tầng hầm.
Do lâu không sử dụng nên tu viện hiện giờ chỉ là một phế tích với những bức tường và hành lang phủ rêu mang nét đẹp cổ kính, đầy ma mị, thích hợp cho những bạn trẻ yêu thích check-in.
Trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa
Đây chính là cơ hội tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân bản Tả Phìn có một không hai cho những du khách. Du khách có dịp trải nghiệm văn hóa sống thông qua các nghi lễ như đám cưới, hát giao duyên, cúng giải hạn, cúng làng,….
Một điều khá thú vị là dù người H’mông và người Dao Đỏ cùng chung sống trong khu vực nhưng mỗi người vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình.
Tham quan làng dệt thổ cẩm và nghề khảm bạc
Dệt thổ cẩm và nghề khảm bạc là 2 văn hóa đặc trưng của người dân bản Tả Phìn Sapa. Người dân sử dụng các trang sức bạc và sản phẩm thổ cẩm để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
Ngày nay, trang sức bạc và thổ cẩm Tả Phìn không chỉ được phân phối ở nhiều nơi trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Pháp, Mỹ, Ðan Mạch…
Đến đây, bạn có thể mua sắm các sản phẩm trang sức bạc với hoa văn độc đáo cũng như túi, khăn,… thổ cẩm thêu họa tiết chim muông, hoa lá bằng chỉ nhiều màu, nét đặc trưng của miền Tây Bắc.
Tắm thuốc lá Dao Đỏ
Khi đến thăm bản Tả Phìn, du khách chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội tắm thuốc lá của Người Dao Đỏ để thanh lọc, thải độc cơ thể và gột rửa xui rủi tích tụ lâu ngày.
Lá thuốc được người Dao hái từ trên rừng về, sau đó rửa sạch, phơi khô và đun nóng. Tiếp theo, nước lá được đổ vào bồn to để tắm, ngâm chân thư giãn hoặc xông hơi.
Mỗi một bồn tắm, người Dao sẽ sử dụng khoảng 120 lá thuốc với tổng hơn 10 loại lá khác nhau. Giá vé trải nghiệm 1 lần tắm cũng dao động từ 150.000 VND.
Kinh nghiệm đi du lịch bản Tả Phìn
Để có một chuyến đi Tả Phìn trọn vẹn, hãy cùng top10laocai.com điểm qua một số kinh nghiệm du lịch dưới đây:
Nên đi bản Tả Phìn vào mùa nào?
Để chiêm ngưỡng được trọn vẹn cảnh đẹp bản Tả Phìn thì bạn nên đến đây vào khoảng thời gian mùa nước đổ về, tầm tháng 3 – tháng 5 hoặc trong mùa lúa chín, tháng 8 – tháng 10.
Đến bản Tả Phìn ăn gì?
Do dân cư chủ yếu tại bản Tả Phìn Sapa là người H’Mông và người Dao, nên khi đến đây bạn sẽ được chiêu đãi những món ăn đặc sản như thịt lợn cắp nách, thịt gà bản xào sả, canh thịt lợn nấu măng, cá suối chiên,…
Đây là những món ăn đặc trưng xuất phát từ núi rừng của 2 tộc người này. Tuy không nhiều lựa chọn nhưng thức ăn ở đây cực kỳ tươi ngon mà không phải ở đâu cũng có.
Du lịch bản Tả Phìn thì ở đâu?
Nếu bạn lo lắng về chỗ nghỉ ngơi khi đến bản Tả Phìn thì sao không thử trải nghiệm một đêm ở những địa chỉ sau:
Sapa Homestay Ta May
Sapa homestay Ta May tọa lạc ngay ở bên sườn núi. Nơi đây có khu vực sân hiên và bể sục với kiến trúc mang phong cách cổ của người Dao. Bạn có thể chọn dùng bữa do chủ homestay phục vụ hoặc tự nấu ăn tại khu bếp chung
Ngoài ra, đây cũng là vị trí thuận tiện cho việc di chuyển của du khách đến các địa điểm khác như hồ Sapa, ga cáp treo Fansipan Legend,…
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Đội 2, thôn, Tả Chải, Sa Pa, Lào Cai
- Điện thoại: 098 260 84 55
- Fanpage: SaPa Homestay Ta May
Tả Phìn Stone Garden Ecological
Khu nghỉ dưỡng Tả Phìn Stone Garden được bao quanh bởi cây cỏ xanh tươi. Đây là một địa điểm nghỉ ngơi yên tĩnh, lý tưởng cho những ai muốn tạm thời tránh khỏi xô bồ của cuộc sống.
Các phòng tại đây đều được thiết kế mang phong cách khá đơn giản, với sàn lát gỗ, các vật dụng như màn chống muỗi, giá treo quần áo và ban công ngắm cảnh núi non thơ mộng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 9RWR+CWG, Vietnam, Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai
- Điện thoại: 091 292 77 69
Một số lưu ý khi đến bản Tả Phìn
Để chuyến du lịch Tả Phìn Sapa diễn ra suôn sẻ, du khách cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không tự tiện vào nhà nếu không có sự cho phép của người dân bản địa.
- Không được tựa lưng, treo quần áo vào cây cột cái nơi ma quỷ trú ngụ.
- Khách vào nhà không được ngồi ở gian giữa vì đây là nơi thờ cúng hoặc ghế đầu bàn do đó là vị trí dành cho cha mẹ.
- Từ chối khéo nếu không uống được rượu khi chủ nhà mời.
- Không úp bát xuống bàn, không chỉ trỏ, thể hiện thái độ coi thường khi giao lưu cùng chủ nhà.
- Không nên mặc quần áo màu trắng hoặc huýt sáo khi vào nhà dân.
- Lưu ý di chuyển cẩn thận khi đến bản Tả Phìn vì đường vào bản quanh co và nhiều ổ gà.
- Đem theo đèn pin và nhờ người dân bản địa dẫn đường nếu muốn tham quan hang động Tả Phìn.
- Không nên tắm lá thuốc lúc quá no hoặc quá đói và chỉ tắm trong 15-30’ để tránh say thuốc.
Gợi ý một số địa điểm du lịch gần bản Tả Phìn Sapa
Nếu bạn đã hoàn thành xong việc tham quan bản Tả Phìn mà vẫn còn thời gian thì hãy cân nhắc ghé qua các địa điểm du lịch sau:
- Bản Tả Van: Tương tự bản Tả Phìn, đây là địa điểm du lịch với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, chỉ cách trung tâm thị trấn Sapa 12 km.
- Thung lũng Mường Hoa: Thuộc địa phận bản Tả Phìn, Mường Hoa nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp với con suối chạy dọc thung lũng cùng bãi đá cổ với nhiều hình dạng độc đáo,…
- Bản Cát Cát: Cách thị trấn Sapa chỉ 2km, đến đây du khách sẽ được thưởng thức những cảnh đẹp ngoạn mục cùng nhiều đặc sản như thịt trâu gác bếp, rượu ngô và các loại trái cây.
Như vậy, bạn đã xem qua một số kinh nghiệm du lịch bản Tả Phìn do top10laocai.com thu thập. Hãy đến đây một lần và chắc chắn bạn sẽ không hối tiếc trước cảnh đẹp và con người nơi đây!